Thứ Ba, 20 tháng 8, 2013

Quê Choa thứ tư, ngày 21/08/2013

Cập nhật liên tục trong ngày 

+Ra tuyên bố phản đối Nghị định 72:Nghị định 72 của Chính phủ Việt Nam cấm các cá nhân tổng hợp thông tin trên mạng đã bị một nhóm các trí thức trong và ngoài nước lên án là ‘vi phạm Hiến pháp, pháp luật và các công ước quốc tế’. Trong một tuyên bố được đăng tải trên mạng, các nhân sỹ trí thức này cũng yêu cầu Chính phủ chỉnh sửa lại Nghị định và kêu gọi Quốc hội thẩm tra lại tính hợp hiến và hợp pháp của Nghị định. "Hồi nào mình viết như thế nào, mình thu nhận thông tin và đưa thông tin như thế nào thì vẫn tiếp tục làm."- "Blogger Huỳnh Ngọc Chênh 


+Bộ trưởng Tiến: Truyền thông ngành y tế yếu kém:Phát biểu trong hội nghị “Sơ kết công tác y tế 6 tháng đầu năm, định hướng 6 tháng cuối năm 2013 và kế hoạch năm 2014” tổ chức tại Hà Nội sáng 20/8, Bộ trưởng Tiến lần đầu tiên bày tỏ ý kiến của mình về những vụ việc chấn động nối tiếp nhau xảy ra trong thời gian qua.Trong đó, đặc biệt gây chú ý là vụ việc nhân bản xét nghiệm ở bệnh viện Hoài Đức (Hà Nội), vụ tai biến vắc xin ở Quảng Trị và mới đây nhất là sai phạm ở các phòng khám tư nhân khiến dư luận bức xúc. 

+Quảng Ngãi: Lát cắt điển hình của chủ nghĩa xã hội Việt Nam: Mảnh đất này, là chủ nghĩa xã hội sau 38 năm, để mỗi buổi sáng dậy, 5 giờ, đài truyền thanh thành phố, qua hệ thống loa đến tận từng xóm dân cư, mở đầu bằng “Toàn dân… học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, và sau đó là Một cõi đi về của Trịnh Công Sơn hoặc Bông hồng cài áo của Phạm THế Mỹ, và v.v… Huề cả làng, chỉ có nhân dân và những người đã nằm xuống vĩnh viễn là không can dự gì.Cái lát cắt gọi là chủ nghĩa xã hội Quãng Ngãi là như vậy; nó góp phần tạo nên hào khí của tỉnh oanh liệt đến mức qua hơn chục năm không tự chọn bầu được bí thư tỉnh ủy, nội bộ lục đục, đến mức trung ương phải điều động chỉ định cán bộ đâu đâu về lãnh đạo; để có người mặt búng ra sữa, nhờ hàm úy viên trung ương, lên tiếng dạy dỗ con dân tỉnh nhà. 

+Côn đồ bịt mặt tấn công người hoạt động xã hội: Niền vui đón Phương Uyên về chưa kịp ngưng thì anh em chúng tôi liên tiếp bị tấn công.Sáng sớm 17/8, bị chúng tấn công ở Khách sạn An Bình 178/8 Dường Phạm Ngũ Lão Quận 1.  Bắc Truyển và Trần Thị Nga bị đánh. Trưa 17/8, khi chúng tôi rời nhà thờ Kỳ Đồng đi Vũng Tàu, bọn bịt mặt lập tức bám theo.Khi Bùi Hằng vào nhà xe Hoa Mai mua vé, bị chúng đập cục gạch vào đầu rồi bỏ chạy 

+Nợ xấu ngân hàng trốn đi đâu?: Nhìn chung, qua báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2013 của nhiều ngân hàng thương mại, tình hình nợ xấu có vẻ “lạc quan” khi phần lớn đều kiểm soát được dưới 3% tổng dư nợ.Mặc dù, về mặt thông tin, nợ xấu còn trốn ở đâu đó như vậy, nhưng với những thành viên đã công bố cho thấy xu hướng chung vẫn tăng lên với tốc độ đáng ngại trong 6 tháng đầu năm nay. Đó là chưa kể một phần đã được cơ cấu lại theo cơ chế của Quyết định 780, hay Thông tư 02 chưa phải áp dụng trong tháng 6/2013. 

+Báo Thái Lan: Tranh chấp Biển Đông vẫn bế tắc: Trong khi các bên tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông chưa thể nhất trí về phương thức giảm bớt căng thẳng, hợp tác và thỏa hiệp rõ ràng là cần thiết.Theo báo The Nation (Dân tộc) của Thái Lan, Trung Quốc và và Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) sẽ không thể giải quyết tranh chấp lãnh thổ đang diễn ra ở Biển Đông, nếu không có dũng khí chính trị trong khâu ra quyết định.  

+"Campuchia cần tiền TQ, Bắc Kinh muốn Phnom Penh ủng hộ ở Biển Đông": "Tiền Trung Quốc luôn đi kèm với một chuỗi những (đòi hỏi) hình thức kinh doanh và ủng hộ chính trị. Campuchia cần tiền Trung Quốc để tăng trưởng kinh tế, Trung Quốc cần Campuchia vì những lý do chiến lược và chính trị", Heng Pheakdey phân tích.Ngoại trưởng Trung Quốc, ông Vương Nghị đã bắt đầu chuyến công du 2 ngày tới Campuchia, một nhà phân tích nói với Bưu điện Hoa Nam rằng chuyến đi nhằm thúc đẩy quan hệ với một đồng minh quan trọng của Bắc Kinh ở Đông Nam Á trong bối cảnh Washington đã "xoay trục chiến lược" sang châu Á - Thái Bình Dương. 

+Hoàn Cầu: Thường Vạn Toàn "cảnh cáo" Nhật, Philippines, Việt Nam?!:Mặc dù không nói thẳng đến tranh chấp ở Biển Đông và Hoa Đông nhưng khi Thường Vạn Toàn "cao giọng nhắc tới lợi ích quốc gia cốt lõi của Trung Quốc" thì rõ ràng là thông điệp nhằm "cảnh cáo" Nhật Bản, Philippines và Việt Nam?! 

+Văn bản "gây bão" của Cục CSGT: Bộ Tư pháp đang kiểm tra!: Trao đổi với PV báo điện tử Infonet sáng nay 21/8, Bà Mạc Thị Hoa, Phó cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp cho biết hiện Cục mới nhận được văn bản 1042 của Cục CSGT chiều qua, hiện đang kiểm tra xem có phù hợp với quy định của pháp luật không. 

+Thư ngỏ kính gửi Ông Hồ Ngọc Nhuận và ông Lê Hiếu Đằng:  Hiện tại , người dân Việt Nam chắc đang khao khát được nói ra những điều họ đang nghĩ trong đầu, nhưng do họ không có các phương tiện diễn đạt như báo chí, truyền thông và các phương tiện khác nên không rõ có bao nhiêu người biết và nói ra được mong muốn của mình.  Theo  cá nhân tôi thì đã biết và một lần nữa khẳng định rằng tôi ủng hộ ý tưởng đó và mong ý tưởng này thành hiện thực.Trân trọng cảm ơn hai Ông và  cầu mong cho hai Ông cùng gia quyến, thân thuộc sức khỏe và bình an. 

+VATA kiến nghị kỷ luật lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội:  Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam (VATA) vừa có văn bản gửi UBND TP Hà Nội, Bộ GTVT kiến nghị hủy bỏ quyết định ngày 14-8-2013 của Sở GTVT Hà Nội về việc điều chuyển 61 xe khách tuyến Hà Nội đi Thái Nguyên từ bến xe Mỹ Đình về hoạt động ở bến xe tạm Nam Thăng Long.
+Đồng bằng sông Cửu Long: Những cánh đồng đang nằm chờ chết: Nhìn những đồng lúa xanh mơn mởn lúc lúa còn con gái và vàng tươi trĩu bông lúc lúa trổ, nông dân chúng tôi cảm thấy lòng buồn vô hạn, vì biết rằng những cánh đồng này – cũng như tất cả nông dân –  đang nằm chờ chết.Nông dân đã tăng năng suất đạt trần: Vụ đông xuân lúa tươi từ 7-8 tấn, vụ hè thu hè thu từ 5-6 tấn, thế nhưng, lợi nhuận từ làm lúa lại không đủ sống.Khi lợi nhuận từ làm lúa không đủ sống thì nông dân còn thiết tha gì đến việc làm lúa,  nông dân phải tìm kiếm nghề khác để mưu sinh, lúc đó, những cánh đồng này rồi sẽ bị bỏ hoang


+ Cuộc cải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt Nam 1953-1956 đã diễn biến như thế nào?:Số người bị xử chết không công bố. Theo ước tính, có 3.315 xã được cải cách ruộng đất, nếu tính với số thấp nhất, bình quân mỗi xã có từ 1 đến 2 người bị xử chết thì tổng số người bị xử chết dao động trong khoảng từ 3.315 người đến 6.630 người, trong đó đã có nhiều cán bộ, đảng viên bị quy oan là phản động và bị xử tử. Theo tạp chí Time thì số bị xử chết là nhiều hơn, vào khoảng 15.000 người vì cho rằng số người bị quy địa chủ cường hào gian ác thuộc đối tượng có thể bị xử chết đã là 26.453 người.  

+Tái cấu trúc tập đoàn nhà nước ngay từ người đứng đầu:Tái cấu trúc các tập đoàn KTNN vì mục tiêu phát triển của đất nước, đang và sẽ còn tiếp tục là vấn đề trọng tâm và bức xúc đối với Việt Nam. Các tập đoàn đang có sự nhập nhằng giữa nguồn vốn hoạt động vì lợi nhuận với nguồn vốn hoạt động phi lợi nhuận. 

+Nhiều sự cố làm xấu hình ảnh ngành y: Bên lề Hội nghị sơ kết công tác y tế 6 tháng đầu năm và kế hoạch năm 2014 tổ chức ngày 20/8 tại Hà Nội, PGS.TS Phạm Lê Tuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, thừa nhận một số sự cố xảy ra thời gian qua đã làm xấu hình ảnh ngành y.Thứ trưởng Phạm Lê Tuấn điểm qua một số sự việc đã khiến người dân giảm niềm tin vào một bộ phận nhân viên y tế như vụ ăn bớt vắc-xin tại Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội, hộ lý đánh rơi trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, ba trẻ sơ sinh tại Quảng Trị tử vong sau khi tiêm phòng vắc-xin viêm gan B, “nhân bản” xét nghiệm tại Bệnh viện Đa khoa Hoài Đức, Hà Nội. 

+Vụ "nhân bản" xét nghiệm: Chị Oanh “Hoài Đức” và nỗi đau hậu tố cáo: Sáng 20.8, Công an Hà Nội đã tống đạt quyết định khởi tố bị can với 10 người “dính” đến vụ bê bối động trời trong ngành y: nhân bản kết quả xét nghiệm để trục lợi từ nguồn bảo hiểm y tế. Có một cái tên trong danh sách những cá nhân bị khởi tố này đã làm rơi nước mắt không chỉ với những người đã dũng cảm đưa vụ việc ra ánh sáng, mà cả những người am tường vụ việc. Đó là kỹ thuật viên trưởng Phan Thị Oanh. 

+Đảng không đứng trên Nhà nước:“Vấn đề đặt ra hiện nay là Đảng lãnh đạo nhà nước pháp quyền XHCN nhưng không phải là “lực lượng đứng trên nhà nước pháp quyền XHCN”.Đảng phải hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật của nhà nước pháp quyền. Đảng lãnh đạo nhưng cũng không làm thay hay can thiệp sâu vào công việc của nhà nước pháp quyền…”. 

+Biển Đông: Mối quan hệ Việt – Nga nhìn từ quân cảng Cam Ranh: Không ồn ào như chính sách “Trục châu Á” của Mỹ nhưng giới quan sát quốc tế ngày càng tỏ ra quan tâm một cách đặc biệt đến chính sách “trục” của Nga ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Những động thái quan trọng vừa diễn ra hồi tháng 7 vừa qua đã làm nổi rõ “tốc độ can dự vào châu Á” của Nga. Cuộc tập trận bất ngờ ở vùng Viễn Đông với Trung Quốc mang tên “Joint Sea 2013” được mô tả là cuộc tập trận hải quân lớn nhất của Nga với Trung Quốc từ trước đến nay. 

+Putin xoay trục: Tại sao Nga hướng Đông: Tháng Sáu năm nay, Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg, đã đưa ra ý định viết một trang trong cuốn sách của Hoa Kỳ và hướng trục về phía Đông. Ông công bố kế hoạch đầy tham vọng nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Nga bằng cách hướng về khu vực châu Á-Thái Bình Dương chứ không phải là thị trường truyền thống ở châu Âu. Ông đã đề xuất đầu tư lớn vào hạ tầng, bao gồm nâng cấp các tuyến đường sắt xuyên Siberia để liên kết tốt hơn đất nước mình với Thái Bình Dương. Và ông ca ngợi các công ty dầu nhà nước Rosneft đã kết luận một hợp đồng xuất khẩu lớn với Trung Quốc.  

+Không chia lại đất ruộng cho người sinh sau năm 1993: Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang cho biết, quan điểm của Trung ương, Nghị quyết trung ương 19 vừa qua có nêu không chia lại ruộng đất, đất nông nghiệp.“Nếu đặt vấn đề cứ người sinh ra là có đất, nhưng đất không sinh ra. Cho nên có nhiều cách để giải quyết”, ông Quang nói.Theo vị “tư lệnh ngành” Tài nguyên và Môi trường, xu thế lao động nông nghiệp sẽ ngày càng giảm và chuyển dịch dần cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.  

+Bà nghị, Phó Giám đốc Sở Y tế TP Hồ Chí Minh thao túng ngành Dược: Ngày 20/6/2013, Báo Người cao tuổi nhận được đơn kiến nghị của một số cựu chiến binh về việc bà Phạm Khánh Phong Lan, Phó Giám đốc Sở Y tế TP Hồ Chí Minh có dấu hiệu của tội phạm tham nhũng: "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ", nhưng vẫn được giới thiệu ra ứng cử và trúng cử Đại biểu Quốc hội Khóa XIII. Sau khi xác minh cẩn trọng, tìm tư liệu và bằng chứng, Báo Người cao tuổi thấy nội dung đơn tố cáo là có cơ sở và nhằm thực hiện tinh thần của Nghị quyết Trung ương 4 Khóa XI, chúng tôi xin giới thiệu loạt bài điều tra về bà Phạm Khánh Phong Lan đã có dấu hiệu vi phạm pháp luật và thoái hóa, vi phạm đạo đức, lối sống như thế nào?...

+Nỗi sợ nhân dân bấm máy: Chuyện tham lam của giới quan chức Việt Nam thì miễn bàn rồi, nó càng lúc càng tàn bạo, cộm cán và quyết liệt, thậm chí liều lĩnh. Chuyện ngành công an giao thôn ra đứng đường để đón khách, bắt khách bất kì, làm tiền bất kì bằng nhiều kiểu vừa vô văn hóa vừa vô luật pháp lại vừa vô nhân tính thì đầy rẫy ngoài đường. Trước đây, nhân dân còn ngại, sợ, không dám quay phim, chụp ảnh để ghi lại bằng chứng mặc dù không có luật nào cấm họ làm điều này. 


+Mỹ cảnh báo Trung Quốc không “đe dọa và ép buộc” trên biển: Sau hơn 3 tiếng hội đàm ở Lầu Năm góc hôm 19.8, trước tuyên bố cứng rắn của Bộ trưởng Quốc phòng Thường Vạn Toàn rằng Trung Quốc “không nhượng bộ” khi đụng chạm đến lợi ích cốt lõi của nước này, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel tái khẳng định quan điểm của Mỹ rằng bất đồng phải được giải quyết theo phương thức hòa bình và không áp bức. 

+Triều Tiên đổi thái độ với người đào tẩu: Theo bài điều tra mới đây của Reuters, ngày càng có nhiều người CHDCND Triều Tiên trở về, hoặc mong muốn hồi hương, sau một thời gian lưu vong tại Hàn Quốc. Tuy số này vẫn chiếm tỷ lệ khá nhỏ trong cộng đồng những người đào tẩu khỏi Triều Tiên nhưng nó phản ánh một xu hướng mới mà trước đây không ai tưởng tượng ra được. Reuters dẫn lời một số người lưu vong ở Hàn Quốc cho hay một trong những lý do là chính sách mới của lãnh đạo Kim Jong-un 

+Đừng để trẻ em khát sữa: Đây không phải lần đầu tiên cơ quan chức năng vào cuộc thanh tra, kiểm tra giá sữa. Năm 2009 cũng đã có một đợt kiểm tra khá ồn ào về giá sữa. Năm 2010, Cục Quản lý cạnh tranh đã có báo cáo cạnh tranh 10 lĩnh vực của nền kinh tế, trong đó có mặt hàng sữa bột. Năm 2011, Bộ Tài chính có quyết định kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá và thuế với bảy mặt hàng thiết yếu, trong đó có sữa bột... Nhưng suốt từ đó đến nay, không những giá sữa không bị siết lại mà ngày càng buông lỏng hơn. 

+Các cụ không đợi được đâu, thưa Bộ trưởng: Cái gì chậm chính sách thì hồi tố lại đúng thời điểm luật được quyết định”. Đây là lời trấn an của “tư lệnh ngành tư pháp”, trước vô số những câu hỏi về hệ quả của tình trạng “nợ đọng” hướng dẫn thi hành. Cụ thể hơn Bộ trưởng Hà Hùng Cường khẳng định “Chính sách đối với người có công, với hộ nghèo hộ nghèo, hộ cận nghèo, dù ban hành chậm vẫn giữ hiệu lực”. Phiên một cách dân giã thì có nghĩa là “cơm không ăn thì gạo còn đó”. 

+Chuyện văn nghệ ở Moskva 1987- Kỳ I: Cấp trên thì có ông Lành, cấp dưới thì có ông Chí Trung. Thằng ấy cứ đâu có mặt trận thì nó phải đi bằng được. Vừa rồi lão sang C, bị thương vào tay. Đến nhà tôi chơi. Hàng xóm láng giềng nghe nói có người mới bị thương, không ai tin. Vì đối với người ta, chiến tranh đã lùi hẳn về xa rồi.  

+Cải cách hành chính “không hy vọng có đột phá”: “Kinh nghiệm của chúng tôi cho thấy, nếu dựa vào bộ máy hành chính để tiến hành cải cách thủ tục hành chính thì sẽ khó mà có đột phá được”.Phát biểu khá thẳng thắn trên được TS. Nguyễn Đình Cung, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đưa ra tại buổi hội thảo “giải pháp cải cách thủ tục hành chính trong thực hiện dự án đầu tư” do VCCI và Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính, tổ chức sáng 20/8.

Đơm đó ngọn tre! 

+Vì sao họ phải kéo nhau ra tòa?: Nếu vụ việc không được xử lý thỏa đáng, tương lai dự đoán sẽ còn nhiều vụ việc phức tạp liên quan đến các quy định trong ngành GD. Thông qua vụ việc này hy vọng "công bằng, minh bạch" không phải là món hàng "bày mẫu không bán" trong "siêu thị GD" nước nhà. 

+Các tập đoàn NN đang có sự nhập nhằng: Tái cấu trúc các tập đoàn KTNN vì mục tiêu phát triển của đất nước, đang và sẽ còn tiếp tục là vấn đề trọng tâm và bức xúc đối với Việt Nam.Thời gian qua, bên cạnh những thành công và đóng góp tích cực, các tập đoàn kinh tế nhà nước (TĐKTNN) của Việt Nam còn nhiều hạn chế, nhất là về phương hướng, mô hình hoạt động và hiệu quả đầu tư 

+Huy Phương - Khôn vặt: Lại trong một xã hội mà “thẳng thắn thật thà thường thua thiệt, lọc lừa lươn lẹo lại lên lương” như hiện nay ở Việt Nam, thì số người muốn dùng trí tuệ, tài năng, và công sức của chính mình để thành công lại càng khan hiếm. Ða số chỉ muốn dùng thủ thuật, mánh mung để đạt được kết quả hay tìm kiếm lợi nhuận trước mắt.Cẩm nang khôn vặt của Việt Nam chứa không ít ca dao tục ngữ, “ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau;” “lanh mồm miệng, đỡ chân tay,” “đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn,” v.v. . .




+Báo QDND:Kiến nghị lỗi thời, nhận thức sai lệch: Dư luận phê phán tác giả Lê Hiếu Đằng: LTS: Sau khi Báo Quân đội nhân dân đăng bài “ Đôi điều với tác giả “Viết trên giường bịnh” phân tích nhận thức sai trái trong bài viết của ông Lê Hiếu Đằng, đòi “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập”, cổ xúy cho “tiến trình dân chủ hóa” tại Việt Nam, phê phán Điều 4 Hiến pháp… đã có nhiều ý kiến bạn đọc trao đổi thêm về bài viết này. Chúng tôi xin trích giới thiệu một số ý kiến.
 Hi hi...vẫn bổn cũ soạn lại từ báo Hà Nội Mới vụ biểu tình yêu nước, đến VTV vụ kiến nghị 72, bây giờ đến lượt báo QĐND. Nói đi nói lại cũng chừng này lý lẽ thôi: Nhân dân Việt Nam không cần đa nguyên đa đảng-Đâu phải cứ nhiều đảng là có dân chủ-“Giấc mơ giữa ban ngày-Không thể có tự do tuyệt đối!-Phát ngôn mang tính kích động.  Món lý điềm này xài mãi không biết chán. Kinh!


+Sợ giả danh Nhà báo, hay sợ lộ mặt những kẻ giả danh đầy tớ?: Nạn mãi lộ ở Việt Nam nhức nhối và gây tác hại khủng khiếp cho tính mạng người dân, đó là việc mất an toàn giao thông, phá nát cơ sở hạ tầng mà cái phá nát lớn nhất lại là kỷ cương, luật pháp.Chuyện cảnh sát giao thông nhận mãi lộ ở Việt Nam, xưa nay là chuyện “ắt, dĩ, tất, ngẫu” không cần bàn cãi. Nạn mãi lộ, tham nhũng cứ leo thang ngày càng cao theo những lời thề hứa, những chính sách, những chủ trương ngày càng ráo riết và tốn tiền dân của ngành công an  

+"Cơn bão" chính trị ở Biển Đông?: Ngày 22/1 năm nay, Manila đã nộp đơn kiện lên tòa án quốc tế về việc Trung Quốc vi phạm cơ chế Luật Biển.Dù Trung Quốc từ chối tham gia quá trình tố tụng, mọi thủ tục vẫn tiếp tục tiến hành. Một ủy ban trọng tài quốc tế đã được thành lập và tiến hành xem xét vụ việc. Tuy nhiên, sẽ có thể phải mất nhiều năm để kết thúc quá trình kiện tụng, kết quả có thể đạt được chút ít hay không có gì. 

+Công an VN ‘phải trung thành với Đảng’: Đến thăm và làm việc với Bộ Công an, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng, nhấn mạnh rằng ngành an ninh phải 'thường xuyên siết chặt kỷ cương và tuyệt đối trung thành với Đảng', theo báo Việt Nam.
Trong buổi làm việc với Đảng ủy Công an Trung ương tại Hà Nội hôm 19/8 vừa qua, Tổng bí thư Đảng cũng nói nhiệm vụ của ngành này là “xây dựng lực lượng an ninh nhân dân tuyệt đối trung thành với Ðảng, Nhà nước, gắn bó mật thiết với nhân dân”. 

+Quyền lực và chuyển đổi kinh tế:Các công ty quốc doanh chiếm tới 60% các khoản vay ngân hàng và giữ hơn một nửa các khoản nợ xấu của cả nước.Không phải là Trung Quốc, mà là Việt Nam.Đất nước từng được coi như "Trung Quốc tiếp theo" do sự chuyển tiếp ổn định, nay bắt đầu tạo ra những quan ngại về cuộc khủng hoảng nợ đang dần hiện ra.Sau chừng ba thập niên, nước này vẫn đang chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung sang "kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa", với quyền lực vẫn nằm trong tay Đảng Cộng sản. 

+ Hãy nhìn vào túi tiền của người dân!: Tuần trước Bộ Tài chính đã gửi Công văn số 10397 đến các tỉnh, thành phố để đốc thúc tăng cường các biện pháp quản lý, bình ổn thị trường giá cả, kiềm chế lạm phát trong những tháng cuối năm. Nhưng trong bối cảnh doanh nghiệp vẫn đang chật vật đối phó với tình trạng sức mua yếu của thị trường, phải giảm giá hoặc kiềm chế tăng giá bán để giải quyết hàng tồn kho; người nông dân đang bế tắc trước nỗi lo nông sản, sản phẩm chăn nuôi bị rớt giá... thì vấn đề Công văn 10397 đặt ra hơi lạc điệu. 

+SUY NGHĨ TỪ MỘT BÀI BÁO: Bầu trời xanh kia hết mưa lại nắng. Một ngày, thể chế của các bạn sẽ không còn nữa. Tôi mong muốn một sự thay đổi, nhưng hơn hết, tôi muốn một sự thay đổi từ trong con người của Việt Nam, không phải giết, chém, chửi nhau là ngu, là đồ nọ, đồ kia.Việc đó tôi thấy hợp hơn ở một khung cảnh chợ búa ít học chứ không phải  một môi trường tranh luận lành mạnh. 

+Trần Đình Sử: Đổi mới giáo dục căn bản là đổi mới sự học: Trung ương nêu chủ trương đổi mới toàn diện và triệt để sự nghiệp giáo dục đào tạo của đất nước là một đề xuất đúng đắn và kịp thời. Nhưng xuất phát từ sự nhận thức nào về thực trạng, nguyên nhân và phương hướng là vấn đề đang cần được suy nghĩ thống nhất mới mong thực hiện có kết quả. Cách hiểu khác nhau sẽ có những lựa chọn khác nhau. 

+Nhìn lại quá trình du nhập chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam: Những phát biểu của Nguyễn Kiến Giang trong bài viết này đã đi theo xu hướng “nhìn lại” một cách tổng hợp vai trò lịch sử của cái ý thức hệ đó đối với xã hội Việt Nam suốt một thế kỷ đã qua. Hàng loạt những vấn đề học thuật căn bản đã được đặt lại với những lý giải mới. 

+QUY ĐỊNH CHẶT CHẼ, LIÊN TỤC ĐƯA VÔ - RÚT RA !: Càng duy trì Đảng lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối, toàn diện, mọi mặt, can thiệp quá sâu vào các chuyên ngành và dẫm chân việc của nhà nước, của quốc hội, chính phủ thì rắc rối, phức tạp, hệ lụy còn tràn lan. Và, tình trạng tuy nghị quyết hay, hội nghị, họp hành triền miên, nhưng cái trò thò vô-rút ra vẫn cứ còn dài…dài!  

+Đằng sau việc 5 hiệu trưởng xin từ chức là gì?:"Việc một số hiệu trưởng nhường lại chức vụ cho người khác chắc hẳn phải có lý do chứ không dễ ai từ bỏ "ghế" của mình đâu", TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục chia sẻ. Thường thì tôi biết có một số trường hợp xin không nhận chức hiệu trưởng khi được đề bạt, chứ hiếm có người nào từ bỏ chức vụ đó khi đã làm rồi. Còn làm được như thế, tự đánh giá mình để nhường vị trí cho người khác thì tốt quá, đáng hoan nghênh. Thế nhưng phải xem đằng sau đó là gì.

+Người Việt và định mệnh dân chủ: Sau gần 30 năm, Việt Nam lại rơi vào vòng xoáy của một cuộc khủng hoảng chính trị - kinh tế - xã hội mới.Trải qua gần một thập niên đạt tốc độ tăng trưởng cao, nền kinh tế chững lại giữa lúc các vấn đề chính trị - xã hội khác vốn tích tụ từ hàng chục năm qua đang ngày càng trở nên nhức nhối và không thể giải quyết nếu không có cải tổ hệ thống triệt để.
Bên cạnh đó, tình hình khu vực đang diễn biến ngày càng phức tạp, đặc biệt là sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc đang đe doạ an ninh khu vực và thế giới, mà quốc gia chịu ảnh hưởng trực tiếp và nguy hiểm nhất chính là Việt Nam. 


+Một Chiếc Xe Ben: Khi bệnh tật người ta thường yếu đuối. Ông Lê Hiếu Đằng lại khác. Trong “những ngày nằm bệnh” vừa qua, nhân vật này bỗng chợt cảm thấy có sự “thôi thúc ... phải thanh toán, tính sổ lại tất cả...những trải nghiệm cay đắng mà” mình “cùng nhiều bạn bè nữa trong phong trào học sinh sinh viên trước 1975 đã chịu đựng... sau hơn 45 năm chiến đấu trong hàng ngũ Đảng Cộng sản Việt Nam, với 45 tuổi Đảng.” 

+Bàn qua về mạng lưới khám chữa bệnh và y tế địa phương:Người ta đã quên mất một điều “cốt tử” là ngành y là một ngành rất đặc thù, nó chỉ cần chất lượng mà không cần số lượng. Ngoài những đòi hỏi về trang thiết bị, thuốc men phải tốt; thì cái tối quan trọng là con người sử dụng và vận hành các thiết bị trên. Đó chính là các thầy thuốc có trình độ chuyên môn cao (ngoài y đức tốt). Nghĩa là có các con người ưu tú được đào tạo cơ bản và phải có một quá trình tích lũy kinh nghiệm nhất định trong quá trình hành nghề, ít nhất phải là 4 – 5 năm sau khi ra trường tại các cơ sở điều trị lớn. 

+Bộ trưởng Quốc phòng TQ Thường Vạn Toàn: Đừng đánh giá thấp TQ bảo vệ "chủ quyền lãnh thổ"?!:Ông Toàn đã lờ đi một thực tế rằng cuối năm 2012 và đặc biệt là nửa đầu năm 2013 Trung Quốc đã triển khai hàng loạt cuộc tập trận quy mô lớn, điều động cả 3 hạm đội với các vũ khí trang bị hiện đại nhất của mình ở Biển Đông, thậm chí cả ở khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam gây căng thẳng và lo ngại trong khu vực. 

+Chất vấn Bộ trưởng tư pháp: Dân không có quyền kiện văn bản sai?: “Các nước khác cũng xem công tác lập quy, lập pháp là câu chuyện của nhà nước và cả một quy trình cho nên không đưa những văn bản quy phạm pháp luật sai ra tòa án”.Đó là ý kiến trả lời của Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường trong phiên chất vấn sáng 20/8, tại phiên họp thứ 20 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. 


 


 +Tản mạn về chữ "đúng" của Phương Uyên:
 Trước một cô gái sinh viên tuổi đôi mươi
lẻ loi cô thế trong phiên tòa xử kín
nhưng phát biểu can đảm như một anh thư  


+Petrolimex nhập nhèm lỗ, lãi:  Lãnh đạo Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) cho rằng, bỏ vốn lớn mà thu được khoản lãi gần 898 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm là thấp trong khi các chuyên gia cho rằng, có sự nhập nhèm, tiền hậu bất nhất trong chuyện công bố lỗ, lãi của Petrolimex. 

+Trung Quốc lo ngại chiến lược "tái cân bằng" của Mỹ tại châu Á-Thái Bình Dương: Trong chuyến thăm Mỹ ngày 19.8, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn cho rằng quan hệ quân sự Mỹ-Trung đang dần dần được cải thiện và Bắc Kinh vẫn kiên quyết bảo vệ chủ quyền trong những vụ tranh chấp lãnh thổ. Nhưng ông Vạn Toàn lại bày tỏ lo ngại về chiến lược "tái cân bằng" của Mỹ tại châu Á-Thái Bình Dương. 

+“Chủ nghĩa xét lại” ở Việt Nam DCCH: Bằng chứng mới từ kho tư liệu Đông Đức: Tài liệu này phân tích các cuộc tranh luận nội bộ trong ban lãnh đạo Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Việt Nam DCCH) vốn lên đến đỉnh điểm trong suốt thời gian diễn ra Hội nghị Trung ương lần thứ 9 gây nhiều tranh cãi của Đảng Lao Động. Chiến dịch sau đó chống lại “chủ nghĩa xét lại” được xem là một bước đi quyết định của phe Lê Duẩn nhằm loại bỏ những thành phần bị coi là chống Đảng và chuẩn bị kế hoạch tăng cường đấu tranh vũ trang ở miền Nam Việt Nam. 

+VAI TRÒ CỦA TRUNG QUỐC Ở CHÂU Á: Sau nhiều thập kỉ chỉ tạo ảnh hưởng mức độ vừa phải ở Châu Á, Trung Quốc hiện giờ đã đóng vai trò chủ động và quan trọng hơn trong khu vực. Cải cách kinh tế và sau đó là sự hội nhập vào mạng lưới sản xuất khu vực và toàn cầu của Trung Quốc đã tạo ra tăng trưởng kinh tế nhanh chóng trong 3 thập kỷ, khiến sức mạnh quốc gia của Trung Quốc tăng lên đáng kể. Chiến lược an ninh khu vực của Trung Quốc và một loạt các biện pháp trấn an về ngoại giao, quân sự, và kinh tế đã có những tác động đáng kể làm giảm quan ngại của các nước Châu Á về sức mạnh của Trung Quốc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét